Tồn đọng hàng nghìn tấn dăm gỗ
Theo thống kê của Hiệp hội Gỗ Bình Định, trên địa bàn tỉnh Bình Định có khoảng 15 nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu nhưng hiện tại số lượng tồn đọng rất lớn. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu giảm, nhu cầu nhập dăm gỗ từ các thị trường chính từ Trung Quốc, Nhật Bản giảm. Một nguyên nhân nữa là sự cố hàng loạt tàu hàng bị chìm ở cảng Quy Nhơn trong bão số 12 vừa qua, gây ách tắc luồng hàng hải ra vào cảng cũng làm tăng lượng dăm gỗ tồn đọng.
Ngoài ra, bão số 12 khiến hàng nghìn ha keo rừng trồng trên địa bàn tỉnh này bị ngã gãy, số gỗ này được tận thu nên các nhà xuất khẩu gây sức ép về giá, chất lượng gỗ.
Ông Võ Vạn Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sông Kôn, đơn vị chuyên băm dăm gỗ xuất đóng trên địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn, Bình Định), cho biết từ trước ngày 15/10, gỗ keo còn được Cty thu mua với giá 1 triệu đồng/tấn, sau đó giá hạ xuống chỉ còn 900.000 đồng/tấn, gỗ bạch đàn thì không nhà máy nào thu mua. Hiện nay, đến cả gỗ keo cũng ế hẳn vì không doanh nghiệp nào thu mua.
“Trước ngày 15/10 công ty chúng tôi xuất được 5.000 tấn dăm khô với giá 118 USD/tấn (giảm gần 20 USD/tấn so năm 2016), từ đó đến nay không xuất được tấn hàng nào nữa”, ông Toàn nói.
Theo ông Toàn, nguyên nhân là do thị trường Trung Quốc chuyên nhập mặt hàng dăm gỗ bất ngờ ngừng không nhập khẩu từ Việt Nam.
Cũng theo ông Toàn, các nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu trên địa bàn Bình Định hiện hàng đã ứ đầy kho nên hầu hết đều dừng việc thu mua gỗ nguyên liệu.
Nhà máy, chủ rừng đều điêu đứng
Việc thị trường Trung Quốc ngừng thu mua dăm gỗ không chỉ làm các nhà máy chế biến điêu đứng mà chủ rừng cũng lâm vào cảnh khốn đốn. Hiện nay, gỗ rừng trồng đến chu kỳ khai thác thu hoạch xong không ai mua nằm đầy đất chật bãi. Thê thảm hơn là những cánh rừng trồng bị bão số 12 quật ngã, giờ nằm ngổn ngang nhưng không ai ngó ngàng tới.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, cơn bão số 12 đã gây hại hơn 4.178ha rừng trồng. Trong đó, bị thiệt hại dưới 30% có trên 4.023ha; thiệt hại từ 30% đến 50% có 132,3ha; thiệt hại từ 50% đến 70% có 22,1ha; thiệt hại trên 70% có 0,52ha.
Đơn vị có nhiều diện tích rừng trồng bị thiệt hại nhất trong bão số 12 là Cty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn với gần 735ha.
Theo ông Trần Nguyên Tú, Giám đốc Cty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, riêng rừng trồng phòng hộ - môi trường cảnh quan của công ty này bị thiệt hạ trong bão số 12 vừa qua gần 735 ha, mức độ thiệt hại từ 5 - 50%, quy đông đặc là gần 81ha bị đổ bật gốc, gãy ngã không thể phục hồi.
Rừng trồng thay thế năm 2016 do Cty quản lý bị thiệt hại hơn 53 ha, mức thiệt hại 5%, quy đông đặc 2,26ha bị gãy ngã, bật gốc, nước lũ cuốn trôi không thể phục hồi.
Rừng trồng sản xuất qua các năm do công ty quản lý bị ảnh hưởng gần 1.379ha, mức thiệt hại từ 5 - 50%, quy đông đặc gần 172ha bị nghiêng, gãy ngã, bật gốc không có khả năng phục hồi.
“Tổng thiệt hại do bão 12 gây ra lên đến gần 10 tỷ đồng, trong đó riêng thiệt hại về rừng trồng của công ty trong cơn bão số 12 ước tính hơn 5 tỷ đồng. Đối với những diện tích rừng trồng bị gãy ngã do bão, đơn vị đã xin khai thác tận thu nhưng bán chẳng ai mua”, ông Tú cho hay.
CÔNG TY CP THIẾT BỊ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM chuyên tư vấn và hổ trợ khách hàng chọn lựa máy BĂM DĂM DI ĐỘNG, MÁY BĂM CÀNH NHÁNH CÂY DI ĐỘNG nhập khẩu từ Châu Âu với chất lượng hàng đầu thế giới và thuận tiện của thiết. HOTLINE: 0898.81.23.23
Tác giả bài viết: DONA JSC TỔNG HỢP
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn