Dự án Nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa được thực hiện tại thôn Vĩnh Đông và thôn Vĩnh Nam, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm. Diện tích sử dụng đất là 67,2 ha; tổng vốn đầu tư 1.245 tỷ đồng; thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
Dự kiến, thời gian hoàn thành và đưa dự án vào vận hành quý II/2019.
UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu trong quá trình triển khai, nhà đầu tư không tác động đến dòng chảy tự nhiên hiện có của các con suối để đảm bảo nguồn nước tưới cho các thửa đất kề cận và phía hạ du vùng dự án; đảm bảo điều kiện an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng hiện hữu của khu vực.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần thực hiện các thủ tục về đất đai, môi trường, xây dựng, giao thông liên quan đến dự án theo đúng quy định hiện hành; cam kết hỗ trợ, sử dụng lao động tại địa phương...
Nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Khánh Hòa có diện tích hơn 5.000 km2 (bao gồm cả các đảo và quần đảo). Khí hậu nhiệt đới ôn hòa với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa ngắn, từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 12, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và 11. Các tháng còn lại là mùa nắng, với tổng số giờ nắng trung bình lên tới 2.600 giờ/năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa khoảng 26,7°C. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình hơn 5 kWh/m2. Đặc biệt là khu vực Cam Ranh, cường độ bức xạ mặt trời lên đến 5,34 kWh/m2/ngày - là khu vực thuận lợi nhất để phát triển điện mặt trời.
Theo Sở Công thương Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm có thể phát triển điện năng lượng mặt trời, diện tích có thể đưa vào sản xuất điện năng lượng mặt trời là hơn 7.500 ha, tổng công suất hơn 3.000 MW. Qua khảo sát, các địa phương có tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng này là Cam Ranh, Cam Lâm, Vạn Ninh…
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM (DONA JSC) chuyên cung cấp:Tác giả bài viết: DONA JSC TỔNG HỢP
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn