Gia Lai có 33 dự án điện mặt trời đang được nghiên cứu đầu tư

Thứ ba - 09/10/2018 10:32

Gia Lai có 33 dự án điện mặt trời đang được nghiên cứu đầu tư

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai, đến nay, UBND tỉnh đã cho phép 23 nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đầu tư 33 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 3.951,5 MWp.

Trong đó, 2 dự án đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch với tổng công suất là 98 MWp, tổng vốn đầu tư 2.672 tỷ đồng đang triển khai các thủ tục đầu tư và thi công; 11 dự án đã được UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch, tổng quy mô công suất là 675 MWp; 20 dự án đang khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ bổ sung quy hoạch với quy mô công suất dự kiến là 3.195 MWp.
HÌNH ẢNH ROBOT VỆ SINH PIN MẶT TRỜI

hycleaner black solar mit schlauchaufroller 1100x600

Bên cạnh đó, còn có 12 nhà đầu tư đang khảo sát, chọn vị trí cho 17 dự án với tổng công suất dự kiến khoảng 1.333 MWp.

Đối với điện gió, UBND tỉnh đã đồng ý cho 5 nhà đầu tư lắp đặt trụ đo gió để triển khai khảo sát đánh giá tiềm năng, làm cơ sở nghiên cứu đầu tư xây dựng các dự án điện gió.

Còn về điện sinh khối, trong tháng 3/2018, Nhà máy Nhiệt điện Sinh khối An Khê đã được đưa vào vận hành với công suất 110 MW, tổng vốn đầu tư 623 tỷ đồng.

Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, Gia Lai có số giờ nắng trung bình 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ tổng cộng 335-380 kcal/cm3 và số liệu bức xạ mặt trời trung bình ngày đưa vào tính toán 4,8-5,2 kWh/m2/ngày. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn, công suất có thể đạt khoảng 4.600 MW. Trong đó, các dự án điện mặt trời trên đất khoảng trên 2.100 MW, điện mặt trời nổi trên nước khoảng trên 2.500 MW.
HÌNH ẢNH ROBOT VỆ SINH PIN MẶT TRỜI

hycleaner black solar jordanien einsatz mit wasser 3 1100x600

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tới thời điểm này, dự án liên quan tới nguồn năng lượng mặt trời chỉ có hệ thống ghép pin mặt trời với thủy điện nhỏ xã Trang do Tổ chức Năng lượng mới và Phát triển Công nghệ công nghiệp Nhật Bản tài trợ, được xây dựng và bàn giao cho Công ty Điện lực Gia Lai vận hành năm 1999. Đây là công trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Viện Năng lượng Việt Nam (IE) và Tổ chức NEDO với tổng giá trị đầu tư 2 triệu USD, công suất 100 kW ghép với 1 máy phát thủy điện nhỏ PV-MH 25 kW, cấp điện cho hơn 400 hộ ở xã Trang, huyện Đak Đoa.
ROBOT VỆ SINH PIN MẶT TRỜI

Tác giả bài viết: TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Tổng số điểm của bài viết là: 38 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây